NÂNG CAO KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - NHỮNG PHƯƠNG PHÁP BẠN CẦN BIẾT
Trong quá trình làm việc, chắc hẳn không ít lần bạn gặp phải trường hợp, tập trung giải quyết một vấn đề nhưng đến cuối cùng thì phát hiện ra đó không phải là vấn đề chính cần giải quyết. Áp dụng những phương pháp dưới đây sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng khi giải quyết vấn đề (problem solving skills).
Tư duy vượt giới hạn – Thinking out of box
Người ngoài cuộc thường sáng hơn người trong cuộc. Câu nói này luôn đúng khi bạn giải quyết vấn đề (problem solving). Trong rất nhiều trường hợp khi bạn là người giải quyết vấn đề, một người nào đó (như nhân viên vận hành, bộ phận sản xuất) đến gặp và nói với bạn rằng, họ đang có vấn đề, gây ra bởi điều này hoặc điều khác. Những người này là người trong cuộc, đôi lúc trong suy nghĩ họ đã khẳng định nguyên nhân gây ra vấn đề rồi. Những thông tin họ đưa ra bạn hãy dùng như một tài liệu tham khảo, và đừng quá sa đà vào nó. Nguyên nhân của vấn đề có thể là một điều gì đó hoàn toàn khác.
Trong nhiều năm làm việc, tôi nhận thấy đây là phương pháp quan trọng nhất trong tư duy giải quyết vấn đề.
DỮ LIỆU , DỮ LIỆU, DỮ LIỆU…
ĐỪNG BAO GIỜ TIN TƯỞNG VÀ NHỮNG THÔNG TIN KHÔNG CÓ CĂN CỨ. Trong giải quyết vấn đề, tất cả những đánh giá, kết luận của bạn đều bắt buộc từ một nguồn dữ liệu tin cậy. Những thông tin không được kiểm chứng dựa trên dữ liệu sẽ không có giá trị trong giải quyết vấn đề.
TEAM WORK
Đừng làm việc độc lập, hãy làm việc theo team work. Điều này vô cùng hiệu quả trong việc giải quyết vấn đề. Khi có nhiều ý kiến ở những khía cạnh khác nhau, đôi lúc sẽ giúp bạn “sáng ra” rất nhiều trong việc giải quyết vấn đề (problem solving).
HỎI CHUYÊN GIA
Trong hầu hết các vấn đề chất lượng (Quality Issues), bạn nên hỏi một chuyên gia về lĩnh vực đó. Họ sẽ giúp bạn hiểu rõ, hiểu đúng về các vấn đề đó hơn. Đặc biệt khi liên quan đến chất lượng của sản phẩm. Việc nghe tư vấn từ SME (Chuyên gia – Subject Matter Expert) là vô cùng cần thiết. Họ sẽ giúp bạn khắc phục triệt để nguyên nhân của vấn đề trong thời gian nhanh nhất.
QUAY LẠI ĐIỂM BẮT ĐẦU
Khi mọi thứ trở nên bế tắt, và vấn đề gần như không thể giải quyết, bạn hãy thử quay lại điểm bắt đầu. Việc này có thể giúp bạn một lần nữa nhìn rõ vấn đề và những thiếu sót trong quá trình phân tích, điều tra.
DỪNG LẠI TẠM THỜI
Hãy dừng lại và tạm giờ nghỉ ngơi nếu bạn cảm thấy mệt mỏi và bế tắc khi không thể giải quyết vấn đề. Bạn sẽ ngạc nhiên khi quay trở lại công việc với hàng loạt những ý tưởng bất ngờ.
HỎI ĐÚNG CÂU HỎI
Đây là một phần quan trọng trong việc phân tích vấn đề (root cause analysis). Đây là một kỹ năng có thể rèn luyện được. Những câu hỏi chưa đúng hoặc những câu hỏi lan man sẽ không đi đúng hướng của câu chuyện, mà đôi lúc còn tạo ra sự bực bội cho người được hỏi. Việc áp dụng 5W2H cần được sử dụng khi đặt câu hỏi. Bạn nên tránh những câu hỏi YES/NO. Vì nó ít mang lại thông tin hữu ích trong giải quyết vấn đề.