ENGINEERING BOOK

SIX SIGMA – NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

Thứ Bảy, 19/02/2022
ENGINEER BOOK STORE BOOK STORE

Six sigma là một cách tiếp cận để mang đến những cải tiến đột phá trong quá trình sản xuất, dựa và dữ liệu và các phương pháp thống kê. Thông thường, một dự án six sigma được thực hiện với sự hướng dẫn (hoặc tư vấn) từ các chuyên gia về six sigma. Hiện tại có 2 cấp bậc chung cho các chuyên gia về six sigma - Black Belts và Green Belts. Trong đó black belt là cấp độ cao hơn.

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG

Trước 1980, hầu hết các tập đoàn lớn trên thế giới khi áp dụng SPC (Statistical Process Control) đều đo lường tỉ lệ lỗi theo đơn vị phần trăm (parts per hundred).

Cho đến năm 1980, hãng điện tử Motorola nhận ra rằng việc áp dụng mô hình SPC theo phương pháp truyền thống (mô hình 3 sigma) đã không thể đáp ứng nhu cầu của họ trong việc cải tiến và cạnh trạnh. Họ cần đo lường tỉ lệ lỗi theo đơn vị phần triệu (Part per Million). Từ nhu cầu thực tiễn, họ bắt đầu phát triển và triễn khai các dự án chất lượng Six Sigma và đạt được những thành tựu đáng kể.

Năm 1988, nhờ phương pháp Six Sigma, Motorola đã giành được giải thưởng chất lượng quốc gia Malcolm (Malcolm Baldrige National Quality Award). Và những doanh nghiệp tham gia cuộc thi đã yêu cầu họ chia sẽ phương pháp cải tiến tuyệt vời này. Và từ đó phương pháp này trở nên phổ biến và được áp dụng trên toàn thế giới.

SIX SIGMA CÓ Ý NGHĨA GÌ?

Để hiểu rõ phần này, bạn cần có kiến thức cơ bản về thống kê.

Một trong những nổ lực lớn nhất của các quy trình sản xuất là tạo ra những sản phẩm có độ sai lệch nhỏ, và ít hàng lỗi nhất. Bởi vì tỉ lệ lỗi cao, đồng nghĩa với chi phí chất lượng lớn (như tốn thời gian, khách hàng than phiền, hủy hàng…).

Mức độ sigma cho ta thấy được năng lực của một quá trình (hay một công đoạn). Mức sigma càng cao thì tỉ lệ hàng lỗi của công đoạn (hàng khuyết tật) càng thấp. Điều đó tương đương với chi phí sản xuất càng thấp (chi phí chất lượng). Hãy xem mô hình bên dưới để làm rõ vấn đề này.

Từ mô hình trên, bạn có thể thấy khi công đoạn đạt 6 sigma, nghĩa là tỉ lệ đạt của công đoạn là 99,9997% (tỉ lệ hàng không bị lỗi), và tỉ lệ hàng lỗi sẽ là 0,0003 phần trăm (3 phần triệu). Đây là mức tỉ lệ lỗi mà hầu hết các nhà máy sản xuất đều mong muốn đạt được (trừ những ngành sản xuất rất đặc thù, như sản xuất máy bay...). Mức sigma thấp, tương ứng tỉ lệ lỗi sẽ tăng và chi phí chất lượng cũng sẽ tăng.

LỢI ÍCH TỪ VIỆC ÁP DỤNG 6 SIGMA

  1. 6 Sigma giúp giảm chi phí sản xuất
  2. 6 Sigma giúp giảm chi phí quản lý
  3. 6 Sigma góp phần làm gia tăng sự hài lòng của khách hàng
  4. 6 Sgima làm giảm thời gian, tăng năng xuất sản xuất
  5. 6 Sigma giúp doanh nghiệp giao hàng đúng hẹn.
  6. 6 Sigma giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất dễ dàng hơn
  7. 6 Sigma góp phần tạo nên những thay đổi tích cực trong văn hóa công ty

KẾT LUẬN

Trên đây là khái niệm cơ bản nhất về Six Sigma. Trong những topic tiếp theo, chúng tôi sẽ giải thích nhiều hơn về phương pháp này, cách tiếp cận cũng như những chiến lược cải tiến khi vận dụng Six Sigma.

Engineer BookStore

Viết bình luận của bạn
Bình luận (1)
binh-luan

Hello World! https://hx865j.com?hs=b0e7b16f20fdc55c8e7c4c2069f83dc4& Trả lời

11/12/2022

wwkkdn